Thật sự không quá khó khăn, bạn có thể nghĩ ra hàng tỷ lý do làm cho bạn trì hoãn việc bạn định làm. Điều quan trọng là  phải biêt đâu là một lý do chính đáng và đâu chỉ là một lý do làm bạn né tránh nhiệm vụ mà thôi. Phần lớn những cảm giác trì hoãn của con người khởi nguồn từ một nỗi sợ hãi tiềm thức hoặc một niềm tin khiến con người tự giới hạn bản thân.


7 LÝ DO BAO BIỆN CHO VIỆC TRÌ HOÃN


Bạn thi thoảng sẽ bị mắc kẹt trong công việc không phải vì năng lực của bạn mà chính bởi vì chính những suy nghĩ tiêu cực trong ta mà ảnh hưởng đến. Bạn thường sẽ đưa ra những lý do để bao biện cho việc trì hoãn. Do vậy, muốn chiến thắng chúng ta cần tìm hiểu nó để có thể xóa bỏ rào cản để vượt qua sự trì hoãn.

Lý do 1: Nó cũng chẳng quan trọng cho lắm

Mọi người sẽ đa phần né tránh những công việc được đánh giá có vẻ không quan trọng và cấp thiết. Những công việc đó thường không quá khắc khe về mặt thời gian, những việc khiến bạn dễ nhàm chán và cũng có thể không phải là công việc dẫn đến những mục đích của bạn trong tương lai.

Giải pháp nào để xóa bỏ việc trì hoãn cho việc chẳng quan trọng lắm này. Cách hữu hiệu và đơn giản chính là tập đưa ra những quyết định nhỏ là tập trung hoàn thành nó một cách nhanh nhất hoặc là gạt bỏ sang những việc cần phải làm.

Lý do 2: Tôi cần làm ... trước

Nhiều công việc của bạn đang làm có thể bị trì hoãn lại do có một công việc đặc biệt khác chen chân vào.  Đây là một trong những lý do biện minh khá phổ biến hiện nay mà chúng ta hay mắc phải.

Chúng ta có thể loại bỏ lý do này hoàn toàn bằng cách tập các thói quen xác định một cách trọn vẹn từng công việc một. Điểm mấu chốt ở đây, chính là chia nhỏ công việc của bạn thành những công việc nhỏ, gói nhỏ để có thể hoàn thành từng phần một để bạn làm hằng ngày - Kiểu làm việc "Cuốn chiếu".

Lý do 3: Tôi cần thêm những thông tin

Đôi khi chúng ta đòi hỏi rằng cần phải tìm hiểu kỹ càng, thu thập những thông tin cần thiết mới có thể bắt tay vào công việc được.

Lý do này đúng thực sự là rất chính đáng, nhưng hiện nay bạn rất dễ dàng có thể tìm hiểu được những thông tin đó bằng cách tra cứu hoặc hỏi những người biết trước. Dù ít hay nhiều, khi bạn chủ động tìm hiểu thì công việc của bạn vẫn sẽ được triển khai không bị trì hoãn.

Lý do 4: Tôi bị quá tải

Trong công việc, rất nhiều lần bạn cảm thấy bị quá tải, mệt mỏi, căng thẳng, chạm vào đâu cũng thấy việc, làm việc mãi vẫn chưa xong. Bạn biết vấn đề này là gì không, bạn thường cảm thấy vậy là do bạn tự cảm thấy mình là phải có trách nhiệm tự làm mọi việc.

Giải pháp cho vấn đề này chính là bạn nên tập trung vào những công việc chủ chốt quan trọng và ủy thác hay loại bỏ những công việc khác. Một khi bạn đã xác định được đâu là việc quan trọng thì thật không khó để tự xử lý từng nhiệm vụ và hoàn thành mọi việc một cách tốt nhất.

Lý do 5: Không có thời gian

Chúng ta thường hay kêu ca là không có thời gian cho việc này vì đang phải bận làm việc khác. Khi ta nói "không có thời gian", thì có thể xác định ý của chúng ta là cuối cùng công việc đó sẽ không cần làm nữa.

Nếu cứ trì hoãn công việc theo kiểu "để mai tính" thì không biết "mai" là khi nào, thì dĩ nhiên khả năng cao là công việc đó sẽ thường không bao giờ được thực hiện.

Lý do 6: Quên làm nó mất rồi

Dĩ nhiên rằng có nhiều khi chúng ta lơ đễnh không tập trung gây ra chúng ta quên thực hiện một công việc gì đó. Nhưng bạn cứ lấy lý do quên thực hiện công việc, nó lại chính là một dấu hiệu tăng sự trì hoãn công việc của bạn.

Có thể bạn không coi trọng việc đó, có thể bạn sợ nó thất bại ... Vấn đề cốt lõi là không thể lấy lý do "QUÊN" làm một lý do chính đáng. Đến một lúc nào đó, bạn phải đưa ra quyết định là bắt đầu thực hiện nó hoặc là loại bỏ nó.

Lý do 7: Tôi không thích làm việc này

Chắc chắn rằng sẽ có những công việc khiến bạn không muốn làm, e sợ làm, không thích làm ...Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần xác định đâu là công việc cần được hoàn thành và đâu là công việc có thể được loại bỏ.

Không nên trì hoãn công việc vì cảm thấy bạn không thích. Tốt hơn hết là hãy phân tích được tại sao bạn lại ngại làm việc này.

No comments